Van an toàn Zetkama 240
Van an toàn Zetkama 240
THÔNG SỐ CƠ BẢN
- Model: 240
- Kích thước: DN15 đến DN200
- Kết nối: Mặt bích
- Áp suất: PN16, PN40
- Nhiệt độ:-196…+400°C
- Vật liệu: gang, sắt chống axit ăn mòn
Van an toàn Zetkama 240
Van an toàn gang Zetkama 240 là loại van dùng để khống chế áp suất (điều chỉnh áp suất) trong đường ống, bảo vệ hệ thống dẫn lưu chất sau van giúp cho hệ thống luôn hoạt động dưới một áp lực nhất định. Chính bởi vậy nó có vai trò quan trọng thiết yếu trong hệ thống an toàn. Khi chúng ta cài đặt 1 áp lực nhất định thì hệ thống hoạt động quá áp lực đó van an toàn mặt bích sẽ xả bớt lưu chất ra ngoài làm cho áp lực trên đường ống không vượt qua ngưỡng cài đặt và nhiệm vụ của chúng là bảo vệ thiết bị/ hệ thống áp lực (nồi hơi, bồn chứa, đường ống...). Tất cả van an toàn đều được thiết lập áp xả.
Tất cả các van Zetkama được thực hiện theo tiêu chuẩn EN ISO 4126-1. Và được cơ quan thông báo phê duyệt: TÜV NORD (0045) và UDT CERT (1433). Tất cả các van được thiết kế để lắp đặt dọc.
Trong trường hợp van vận hành trực tiếp, quá trình mở và đóng chỉ diễn ra dưới lực tác dụng của môi trường. Làm việc và lực ngược lại của cơ chế van là lò xo hoặc trọng lượng.
Cấu tạo của van an toàn Zetkama 240
Các van được thiết kế cho áp suất PN16, PN40. Phạm vi đường kính: từ DN 15 đến DN 200. Nhiệt độ: từ -196oC đến + 400oC. Vật liệu: gang, sắt chống axit ăn mòn. Van được làm bằng kim loại kim loại và một đĩa đệm mềm (NBR, EPDM).
Do tính chất của các kết nối, van an toàn Zetkama có thể được chia thành các nhóm sau:
- van nối bích
- van nối ren
- van với đầu vào ren và đầu ra bích
- van với đầu hàn
- van với đầu vào để hàn và đầu ra bích
Nguyên lý hoạt động của van an toàn
Về cơ bản van an toàn được chia ra làm 2 loại là van an toàn tác động trực tiếp và van an toàn tác động gián tiếp.
Cả 2 loại van trên đều hoạt động dựa trên nguyên lý bảo vệ hệ thống thiết bị đằng sau của van an toàn.
Khi van an toàn được lắp trên đường ống thì van an toàn đã được cài đặt mức độ an toàn nhất định.
Lưu chất sau khi được bơm, bơm tăng áp, hệ thống khí nén, lò hơi... sẽ được luân chuyển qua van an toàn. Ở trạng thái làm việc bình thường thì van an toàn gần như không hoạt động.
Khi hệ thống có xảy ra 1 sự cố nào đó, do cố ý, hoặc chủ ý làm hệ thống tăng áp dần; tăng áp đột ngột thì khi đó áp lực trên đường ống sẽ phá vỡ cân bằng với lực lò xò. Khi áp lực lớn hơn mức cài đặt thì van sẽ mở; và xả bớt lưu chất trên đường ống; giúp cho áp lực trên ống giảm như vậy sẽ đảm bảo được an toàn cho hệ thống.
Khi áp lực trên đường ống giảm quá mức cài đặt thì van lại trở về vị trí đóng lại; và không hoạt động cho tới khi áp suất lại tăng lên đến áp suất cài đặt.
Van an toàn tay giật: có tay giật giúp cho chúng ta tự giật mà không cần đạt đến áp an toàn. Ngoài ra tay giật cũng giúp cho quá trình van an toàn lâu ngày không hoạt động bị kẹt cứng có thể hoạt động trở lại.
Lưu ý khi sử dụng van an toàn
Là thiết bị bảo vệ quá áp, được lắp trên các thiết bị chịu áp lực (kể cả trên các ống dẫn). Trong sử dụng, van an toàn không thể là thiết bị độc lập; nó phải được kiểm định phù hợp với thiết bị mà nó bảo vệ tại cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn.
Việc kiểm định van an toàn bao gồm các bước:
- Kiểm tra bằng mắt thường tình trạng kỹ thuật của van.
- Dùng khí nén hoặc chất lỏng nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van.
- Kiểm tra độ kín của van.
Công tác đánh giá kiểm định nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt; cần phải được chú trọng tích hợp vào quy trình bảo dưỡng; kiểm tra thường xuyên của đơn vị. Việc thực hiện các bước thử nghiệm cần phải có sự hỗ trợ từ các thiết bị chuyên dụng; và đội ngũ kỹ thuật đào tạo cơ bản.
Theo dõi Fanpage và xem thêm về van khác của Zetkama !