Nước thải là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ nhà máy sản xuất nào. Tuân thủ đúng theo pháp luật và lương tâm đạo đức thì hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cần phải được trang bị. Có như thế thì, sức khỏe con người, động vật và thực vật mới không bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất. Cùng khám phá hệ thống xử lý nước thải thông minh nhất hiện nay trong nội dung bên dưới.
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là gì?
Đây là hệ thống chuyên dùng để loại bỏ các tạp chất (chất bẩn, các hợp chất kim loại độc hại,…) ra khỏi nước trước khi thải nước ra trong nhà máy ra môi trường bên ngoài. Nước thải sản xuất sau khi được xử lý tốt có thể tái sử dụng sản xuất hoặc dùng làm nước sinh hoạt.
Rất nhiều công nghệ được đưa vào xử lý nước thải, chẳng hạn như các biện pháp: vật lý, hoá học, sinh học. Mỗi loại nước thải khác nhau sẽ có những cách xử lý khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo độ bền sử dụng cao nhất cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư thì mỗi nhà máy cần được thiết kế hệ thống xử lý riêng biệt với những thiết bị thích hợp với nhu cầu.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Hệ thống BMS
Hệ thống xử lý nước thải thông minh là gì?
Hệ thống xử lý nước thải thông minh bao gồm các thiết bị chuyên dụng được lắp đặt ở từng công đoạn, đảm bảo tiến trình xử lý nước thải diễn ra nhanh chóng, hiệu quả nhất. Các thiết bị quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thông minh là: đồng hồ đo lưu lượng, cảm biến báo mức, công tắc dòng chảy và bộ hiển thị model. Mỗi thiết bị sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau, cụ thể là:
Đồng đồ đo lưu lượng
Đồng hồ đo lưu lượng nước là thiết bị dùng để đo số lượng nước thải hoặc nước sinh hoạt sử dụng trong gia đình hoặc ác nhà máy, xí nghiệp,… Trong hệ thống xử lý nước thải thông minh, đồng hồ đo lưu lượng điện từ là loại được ưa chuộng nhất.
Đồng hồ lưu lượng điện từ hoạt động dựa trên nguyên lý của cảm biến điện từ để phát hiện dòng chảy. Khi có lưu chất chảy qua, từ trường và điện áp cảm ứng sẽ được tạo ra. Dòng điện áp cảm ứng tỷ lệ thuận với tốc độ dòng chảy. Như vậy, lưu lượng chất lỏng được tính toán ra.
Ưu điểm
- Tác động thấp đến môi trường
- Phạm vi đo rộng và hiệu quả
- Có nhiều chức năng tự chẩn đoán
- Chi phí lắp đặt thấp
Xem thêm: Đồng hồ đo lưu lượng nước thải Fintek
Cảm biến báo mức
Có rất nhiều loại cảm biến báo mức trên thị trường nhưng cảm biến dạng phao là loại được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống xử lý thải. Cảm biến đo mức dạng phao thuộc dòng báo mức chất lỏng on/off. Đây là phương pháp đo mức lâu đời và phổ biến nhất.
Cảm biến dạng phao có 2 hình thức báo mức chính: mức thấp và mức cao. Trong thực tế, cảm biến dạng phao được sử dụng trong bồn chứa để báo mức cũng như đóng ngắt máy bơm, bơm nước vào bể.
Ưu điểm
- Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt
- Dùng được cho nhiều môi trường khác nhau như: nước sạch, nước thải, dầu,…
- Sử dụng nguồn điện để hoạt động nên đảm bảo hiệu quả, tiện lợi.
- Hoạt động tự động.
- Bộ đo mức nước có khả năng cách điện tốt nhờ vật liệu dây cáp đồng, đảm bảo sự an toàn khi hoạt động.
- Tuổi thọ cảm biến dạng phao cao, ít xảy ra sự cố khi sử dụng.
Nhược điểm
- Tính chuẩn xác không cao bằng các dòng thiết bị đo mực nước khác.
- Tốc độ truyền dữ liệu không nhanh.
Xem thêm: Cảm biến mực nước
Công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy là thiết bị dùng để phát hiện dòng chảy trên đường ống và xuất tín hiệu về hệ thống điều khiển trung tâm để đóng/mở máy bơm cho chất lỏng đi qua.
Ưu điểm
- Độ nhạy và độ chính xác cao.
- Thích hợp cho các điều kiện ăn mòn và nguy hiểm.
- Thích hợp lắp đặt ở các vị trí phức tạp.
Xem thêm: Các sản phẩm hãng Finetek
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trước khi đưa ra ngoài môi trường là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất. Hy vọng những thông tin được cung cấp bên trên đã giúp bạn có được cái nhìn mới về việc xử lý nước thải. Nếu có thắc mắc, đừng ngại liên hệ với Ecozen qua Hotline: 0903.608.602 để được tư vấn, giải đáp thắc mắc miễn phí.