- Model: 495
- Vật liệu: Gang
- Kích thước: DN32 – DN1200
- Kết nối: wafer
- Áp suất làm việc: PN6 – PN16
- Nhiệt độ tối đa: 120°C
Van bướm kiểu wafer
Van bướm kiểu wafer hay van bướm dạng wafer là loại van cánh bướm được sử dụng rộng rãi nhất. Đó cũng chính là dạng kết nối với đường ống, vì vậy van bướm dạng wafer chính là thể hiện kiểu kết nối của van bướm.
Van bướm kiểu wafer kết nối với đường ống kiểu kẹp siết. Tức là chúng được đặt giữa hai mặt bích và siết chặt bulong để kẹp chặn van bướm ở giữa. Không có một liên kết, kết nối trực tiếp nào giữa van và mặt bích.
Phần tai hay lỗ bên hông của van chỉ có mục đích để luồn bulong qua nhằm định vị van trên đường ống. Khác với van bướm mặt bích được kết nối trực tiếp giữa hai đầu van và hai đầu bích kết nối.
Cấu tạo van bướm dạng wafer
Van bướm kiểu wafer có cấu tạo gồm 5 thành phần chính như sau:
– Thân van: được đúc liền nguyên khối bằng các chất liệu như: gang, thép, thép không gỉ… Trên thân van được thiết kế thêm các tai bích để gắn bulong định vị van. Tùy theo từng hãng mà sẽ có thiết kế kiểu 2 hoặc 4 tai bích.
– Bulong: dùng để định vị van và được làm bằng thép không gỉ.
– Trục van: là phần liên kết từ phần điều khiển (tay gạt/ tay quay/ các bộ điều khiển điện, khí nén) với đĩa van. Trục van xoay sẽ kéo theo đĩa van được đóng/mở. Trục van thường được làm bằng thép không gỉ có khả năng chịu đựng và chống ăn mòn cao.
– Đĩa van: là bộ phần đóng/mở van và tiếp xúc trực tiếp với lưu chất. Đĩa van thường được làm bằng gang hoặc thép không gỉ.
– Gioăng cao su: là phần nằm giữa cánh van và thân van và được làm bằng các chất liệu cao su chính như: NBR, EPDM và PTFE. Tùy vào từng ứng dụng khác nhau mà ta sẽ chọn loại gioăng cho phù hợp nhất.
Đặc điểm kỹ thuật Van bướm dạng wafer Zetkama Model 495
- Kết nối rất chặt chẽ
- Có khả năng sử dụng trong các hệ thống có chân không
- Thiết kế nhỏ gọn
- Thân thiện với môi trường
- Được sơn lớp Epoxy RAAL 5002 150 µm
- Size: DN32 – DN1200
- Nhiệt độ hoạt động tối đa: 210°C
- Áp suất làm việc: 6 bar – 16 bar
Các loại Van bướm kiểu Wafer tiêu biểu ở Ecozen
Van bướm kiểu Wafer Zetkama
|
|
Van bướm dạng Wafer Genebre
|
|
Van bướm kiểu Wafer Sigeval
|
Xem thêm: Các loại Van bướm kiểu Wafer Tại Đây
Ưu điểm của van bướm kiểu wafer
- Kết nối đơn giản, nhanh chóng và cần số lượng bulong kết nối ít hơn.
- Có thể lắp đặt vào đường ống theo nhiều tiêu chuẩn mặt bích khác nhau mà không cần quan tâm tiêu chuẩn kết nối van như van bướm mặt bích.
- Dễ dàng thay thế dòng van cũ mà vẫn lắp đặt vừa vặn và hoàn chỉnh không sai lệch và sửa lại đường ống.
- Giá thành van bướm kiểu wafer rẻ hơn các dòng van bướm khác.
- Bởi nhiều ưu điểm nổi bật nên dòng van bướm kiểu wafer phổ biến hơn cả, dễ dàng tìm kiểm trên thị trường với nhiều chất liệu và đa dạng về kích thước.
Lưu ý khi lắp đặt Van bướm dạng wafer
Khi lắp đặt van bướm dạng wafer vào hệ thống đường ống, ta cần lưu ý các điểm sau đây:
- Mở lá van bướm ở góc mở khoảng 1/4 trước khi lắp đặt để tránh bi tránh biến dạng vòng đệm cao su khi siết quá chặt, có thể gây kẹt lá van hoặc rò rỉ nước.
- Khoảng cách giữa hai mặt bích phải vừa đủ để lắp đặt van, tránh bị biến dạng vòng đệm.
- Không dùng miếng đệm giữa mặt bích và van.
- Kích thước mặt bích phải bằng kích thước van.
- Có thể lắp van bướm kiểu wafer theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang tùy nhu cầu sử dụng.
Có thể bạn sẽ quan tâm: