Cảm biến áp suất chân không là gì?
Cảm biến áp suất chân không hay cảm biến áp suất âm về bản chất khá giống các loại cảm biến đo áp suất thông thường khác. Tuy nhiên, thiết bị này đặc biệt hơn ở khoảng áp suất có thể đo.
Khác biệt giữa cảm biến áp suất chân không và cảm biến áp suất thường
+ Cảm biến áp suất thường được sử dụng để đo áp suất có giá trị từ 0 đến giá trị áp suất lớn nhất. Chẳng hạn như, cảm biến áp suất có khoảng đo từ 0-10 bar, có nghĩa là cảm biến đo được áp suất nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 10.
+ Cảm biến áp suất chân không thì ngược lại với khoảng đo nhỏ nhất bắt đầu ở mức âm, dưới 0 bar. Mức áp suất âm lớn nhất mà các loại cảm biến chân không trên thị trường hiện nay có thể đo là -1 bar. Do đó, mới có tên gọi cảm biến áp suất âm xuất hiện.
Các thang đo phổ biến trên cảm biến áp suất âm
Cảm biến áp suất âm có nhiều thang đo áp suất, chẳng hạn như:
- -1…0 bar
- -1…1 bar
- -1…3 bar
- -1…5 bar
- -1…24 bar
Trong đó, 2 thang được sử dụng nhiều nhất : -1…0 bar và -1…24 bar.
Các loại Cảm biến áp suất chân không tiêu biểu tại Ecozen
Cảm biến áp suất Nuova Fima
|
|
Cảm biến áp suất Nuova Fima
|
|
Cảm biến áp suất Nuova Fima
|
Ưu điểm của cảm biến áp suất âm
– Màng cảm biến áp suất âm thường được làm bằng chất liệu inox đảm bảo độ bền sử dụng cao khi tiếp xúc trực tiếp với các chất cần đo như: nước, sữa hoặc các loại hóa chất,…
– Phần kết nối điện đa phần được thiết kế rời thuận tiện trong việc thay thế cảm biến.
– Cảm biến áp suất chân không khi hoạt động sẽ đưa tín hiệu về biến tần để điều khiển động cơ giúp tiết kiệm năng lượng.
Ứng dụng của cảm biến áp suất chân không
Cảm biến áp suất chân không là một trong những thiết bị cần thiết trong các hệ thống hút chân không tại các nhà máy sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, đóng gói bao bì hoặc các ngành hóa mỹ phẩm,… Không khí được rút sạch ra ngoài hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong, nâng cao tính an toàn góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
– Thường thấy cảm biến áp suất chân không trong máy hút chân không, quạt hút lò hơi hoặc các loại bơm chân không, bơm hút nước,…
– Một số các hệ thống đông lạnh trong các nhà máy chế biến hải sản cũng sử dụng cảm biến áp suất âm để kiểm soát mức áp suất bên trong.
Một số lưu ý khi lựa chọn cảm biến áp suất chân không
Để chọn được loại cảm biến áp suất chân không thích hợp nhất với nhu cầu sử dụng, hãy xem xét đến một số yếu tố sau.
Thang áp suất cần đo
Chọn loại cảm biến áp suất nào cũng có một thang đo nhất định, trong khoảng áp suất đó, cảm biến sẽ hoạt động tốt nhất. Nếu không xác định chính xác thang áp suất cần đo hoặc lựa chọn cảm biến có thang áp suất quá chênh lệch so với môi trường sẽ dẫn đến sai số trong quá trình đo lường. Thậm chí trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của cảm biến và các thiết bị khác có liên quan.
Loại màng cảm biến
Màng cảm biến là loại yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn cảm biến áp suất chân không bởi nó quyết định đến tuổi thọ sử dụng của cảm biến. Cân nhắc lựa chọn màng vật liệu sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng để đảm bảo không bị lãng phí.
Nếu sử dụng cảm biến áp suất chân không cho các loại hóa chất như axit hoặc dung dịch hóa chứa tính axit thì lớp màng này nên là inox để đảm bảo không bị ăn mòn.
Ngõ ra
Lựa chọn ngõ ra của cảm biến áp suất chân không khá quan trọng trong các ứng dụng truyền tín hiệu đến các thiết bị như PLC, biến tần hoặc các thiết bị hỗ trợ khác. Có 3 chuẩn Analog thường thấy là:
- Tín hiệu 4-20mA/HART: đầu ra thường thấy nhất trên cảm biến áp suất âm và các loại cảm biến khác.
- Tín hiệu 0-10V: cũng được sử dụng khá phổ biến
- Analog 0-5V: khá hiếm gặp, chỉ còn trên các thiết bị cũ
Tín hiệu 4-20mA tương đương với dãy đo -1…0 bar. Có nghĩa là cảm biến ở mức 0 bar (trạng thái chưa tác động) thì ngõ ra là 20mA. Khi cảm biến đặt mức -1bar thì tín hiệu ngõ ra là 4mA.
Có thể bạn sẽ quan tâm: