Phân loại đồng hồ áp suất:
Đồng hồ đo áp suất có nhiều loại kích thước, kết nối và vật liệu khác nhau. Tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể chúng ta sẽ kiểm tra chi tiết để chọn loại đồng hồ phù hợp.
Việc phân loại đồng hồ áp suất dựa trên nhiều tiêu chí: Vật liệu, thang đo, kích thước mặt hiển thị, đơn vị đo kết nối ren, bích, màng… Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đồng hồ MGS18 được phân loại theo Mã đặt hàng phổ biến như sau:
Đồng hồ áp suất MGS18 Nuovafima là dòng đồng hồ cơ kiểu Bourdon, được thiết kế chuyên dùng cho các ngành thực phẩm, dược phẩm, hóa dầu,….có thể đáp ứng hầu hết các lưu chất trong các quy trình sản xuất, lưu chất có độ nhớt cao và không kết tinh. Đồng hồ được chia thành 3 loại:
1. Mã MGS 1.18.1 :
- Đồng hồ áp không dầu (không thể đổ dầu)
- Nhiệt độ lưu chất tối đa lên đến 150’C.
- Độ chính xác: +/-1%
- Áp suất hoạt động:
- 100% dãy áp của đồng hồ – áp suất tĩnh
- 90% dãy áp của đồng hồ – áp suất dao động
- Quá áp cho phép: 130% áp suất tối đa của đồng hồ (max 12 giờ)
- Kim đồng hồ có thể hiệu chỉnh được.
- Chuẩn bảo vệ: IP55
Đồng hồ này có thể sử dụng cho nhiều lưu chất khác nhau hơi nóng, gas, chất lỏng với áp suất ổn định, ít dao động, nhiệt độ lưu chất cao. Có thể hiệu chỉnh kim đồng hồ khi bị sai lệch giá trị đo. Không phù hợp lắp đặt tại các vị trí áp suất dao động, áp suất thay đổi đột ngột sẽ dễ dẫn đến gãy kim.
2. Mã MGS 1.18.2:
- Đồng hồ áp không dầu (có thể đổ dầu)
- Kim đồng hồ không thể hiệu chỉnh được – Tiêu chuẩn (có thể yêu cầu option: hiệu chỉnh kim đồng hồ)
- Chuẩn bảo vệ: IP67
- Các đặc tính khác tương tự như đồng hồ không dầu MGS 1.18.1
Đồng hồ này có thể sử dụng cho nhiều lưu chất khác nhau hơi nóng, gas, chất lỏng với áp suất ổn định, ít dao động, nhiệt độ lưu chất cao. Có thể đổ dầu vào để sử dụng cho các ứng dụng áp suất dao động, nhiệt độ thấp. Sau khi đổ dầu, nhiệt độ hoạt động cho phép max 65’C
3. Mã MGS 1.18.3:
- Đồng hồ có dầu (dầu glycerin 98% hoặc silicon)
- Kim đồng hồ không thể hiệu chỉnh được – Tiêu chuẩn (có thể yêu cầu option: hiệu chỉnh kim đồng hồ)
- Chuẩn bảo vệ: IP67
- Nhiệt độ hoạt động: max 65’C
- Các đặc tính khác tương tự như đồng hồ không dầu MGS 1.18.1
Đồng hồ này chuyên dùng cho các vị trí rung động, áp suất lưu chất thay đổi nhiều ảnh hưởng tới quyết định đọc giá trị. Dầu trong khoang là dầu Glycerine với độ nhớt cao giúp giảm chấn cho kim đồng hồ, hạn chế tối đa sự oxy hóa của ống bourdon, đồng thời bôi trơn các chi tiết truyền động khác, tạo ra sự ổn định và tuổi làm việc cao.
Xem thêm: Các loại Đồng hồ áp suất
Cách chọn đúng đồng hồ áp suất:
Như chúng tôi đã nói ở trên, việc lựa chọn Mã đồng hồ áp suất phù hợp là rất quan trọng, giúp thiết bị và hệ thống hoạt động ổn định, tuổi thọ thiết bị được kéo dài.. đồng thời tiết kiệm chi phí mua hàng.
Để lựa chọn đồng hồ chính xác phù hợp cho ứng dụng, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Lựa chọn thang đo và đơn vị đo. (Ví dụ dải 0-10 bar). Cần chọn đúng yêu cầu thực tế.
- Chọn đường kính mặt đồng hồ. MGS18 có các kích thước mặt D150, D100, D63, D50, D40 (mặt đồng hồ càng lớn thì quan sát càng tốt, tuy nhiên giá thành sẽ tăng lên).
- Chọn vật liệu đồng hồ. (Inox, đồng,.. )
- Chọn Kết nối:
– Đồng hồ áp có nhiều kiểu kết nối là nối ren, nối màng clamp, nối màng mặt bích… với từng kiểu kết nối lại có các tiêu chuẩn kết nối Như ren chuẩn NPT, BSP; Mặt bích PN16, Class150..
– Với các ứng dụng lưu chất ăn mòn, hóa chất… thì chúng ta đặt biệt quan tâm đến bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất (ống bourdon, màng…) .Do đó thông thường đối với các hóa chất ăn mòn người ta thường sử dụng đồng hồ áp suất màng inox AISI316L, monel 400, hastelloy C267, tantalum, hoặc màng phủ PTFE…
- Chọn loại có dầu hay không dầu:
– Đồng hồ có dầu thường được dùng cho các ứng dụng nhiệt độ thấp (<65’C) , vị trí lắp đặt rung động, áo suất dao động… Ví dụ: Sau bơm nước, máy nén khí…
– Đồng hồ không dầu thường sử dụng cho các ứng dụng nhiệt độ cao như hơi nước, khí nóng… áp suất ổn định.
Ngoài ra đối với từng ứng dụng riêng cần có các phụ kiện kèm theo đồng hồ như sau:
1. Dùng cho lưu chất hơi nóng (steam):
– Dùng loại đồng hồ inox không dầu MGS18.1.1 kết hợp với Ống siphon và van chặn gắn lên đường ống hơi nóng bằng măng-sông hoặc các kết nối khác.
– Van chặn (cock van/van bi) và đồng hồ thường được gắn sau ống syphon để giảm nhiệt độ hoạt động giúp tăng tuổi thọ cho van và đồng hồ, giảm chấn… ( tham khảo hình ảnh bên dưới).
– Van chặn cần phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện áp suất, nhiệt độ của hơi yêu cầu. Đề xuất sử dụng van khóa đặc dụng GC400- Hãng ADCA, MP3-Hãng Nuova Fima; hoặc một số model van bi 2011, 2014-Hãng Genebre đối với điều kiện nhiệt độ thấp.
– Siphon là thiết bị giúp giảm bớt nhiệt độ của lưu chất tới đồng hồ. Cần chọn đáp ứng nhiệt độ, áp suất và vị trí lắp đặt sao cho góc quan sát mặt đồng hồ được thuận tiện nhất.
2. Dùng cho lưu chất là nước, khí nén:
Đồng đồ áp suất có thể là loại inox (stainless steel) hoặc đồng (copper). Chúng ta nên dùng đồng hồ áp suất có dầu mã MGS 1.18.3. Vẫn cần lưu ý tới điều kiện nhiệt độ của lưu chất. Những trường hợp nước, khí trên đường ống thẳng- dài áp suất có tính ổn định cao chúng ta có thể sử dụng đồng hồ gắn trực tiếp trên đường ống không thông qua siphon.
3. Các trường hợp đặt biệt:
Sử dụng đo áp suất cho lưu chất là hóa chất, nước biển, dung dịch cáu cặn (vữa xi-măng, nước thả..), dầu cá, molasse,… Cần sử dụng loại đồng hồ áp suất dạng kết nối màng clamp, hoặc màng ren, màng bích, màng bích phủ PTFE… để lưu chất không đi vào bên trong đồng hồ gây ăn mòn hoặc hỏng hóc do bị ngẹt.
Những vị trí áp suất dao động lớn, áp suất biến đổi đột ngột cần lắp thêm thiết bị giảm chấn (Dampeners/snubber). Đề xuất model MP4/5, MP4/7-Hãng Nuova Fima.
Đối với các ứng dụng áp suất biến đổi đột ngột với giá trị lớn, vượt áp suất dãy đo của đồng hồ, để bảo vệ đồng hồ áp suất khỏi hiện tượng quá áp gây hư hỏng kim, hư hỏng bộ phận truyền động ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo và hư hỏng đồng hồ, chúng ta cần gắn thêm thiết bị chuyên bảo vệ MP4/9 – Hãng Nuova Fima. Đồng hồ sẽ không gãy kim, vỡ kính khi áp suất lưu chất tăng đột ngột.