Van giảm áp nước là gì?
Van giảm áp nước, hay còn được biết đến với tên gọi van điều áp nước, là một loại van giảm áp có khả năng tự động mở và đóng để điều khiển áp lực nước ở đầu ra. Thông số áp lực thường được thiết lập trước đó, đặc biệt trong hệ thống, nhằm bảo vệ an toàn cho các thiết bị hoặc hệ thống khép kín.
Nguyên lý hoạt động của van giảm áp nước như sau: khi áp lực nước trong ống hoặc thiết bị vượt quá giới hạn được đặt trước, cơ chế của van tự động mở ra để giảm áp lực. Điều này đảm bảo rằng áp lực trong thiết bị, đường ống, và hệ thống được kiểm soát, bảo vệ cả thiết bị và người sử dụng.
Van giảm áp nước có nhiều tên gọi khác nhau như van giảm áp lực nước, van điều áp nước, van giảm áp nước máy, van giảm áp cấp nước, van giảm áp suất nước, van chỉnh áp nước, van giảm áp thủy lực, van điều chỉnh áp lực nước, và van điều chỉnh áp suất nước.
Van Giảm Áp: Phân Tích Chi Tiết Cấu Tạo và Nguyên Lý Hoạt Động
Van giảm áp là một thành phần quan trọng trong hệ thống đường ống và có nhiều loại cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, theo nguyên lý hoạt động, chúng có thể được chia thành hai loại cơ bản: Van giảm tác động trực tiếp (Direct Operated Pressure Reducing Valve) và van giảm tác động gián tiếp (Indirect Operated Pressure Reducing Valve).
Van Giảm Áp Tác Động Trực Tiếp:
Thân Van: Chịu trách nhiệm bảo vệ và chứa đựng các thành phần bên trong thân. Kết nối với hệ thống thông qua nối ren, nối hàn, hoặc mặt bích, tạo nên một thiết bị khép kín.
Nắp Van: Liên kết trực tiếp với thân van để đảm bảo kín đáo, ngăn chặn sự trào ngược của chất lỏng trong quá trình hoạt động.
Lò Xo Áp Lực Van: Bao gồm lò xo điều chỉnh và lò xo của van chính, đảm bảo hoạt động ổn định của van.
Trục Van: Kết nối trực tiếp với đĩa van, nhận lực từ tay vặn và tác động lên đĩa van để điều chỉnh áp lực.
Đĩa Van: Có nhiều hình dạng khác nhau (bóng, đĩa chốt, nón), thực hiện hành động nâng lên, hạ xuống để giảm áp suất cho hệ thống.
Vít Điều Chỉnh Áp Suất: Dùng để điều chỉnh áp suất đầu ra theo yêu cầu.
Van Giảm Áp Tác Động Gián Tiếp:
Van Chính: Nơi thân van và đĩa van chính thực hiện hoạt động. Kết nối trực tiếp với ống, điều chỉnh áp suất đầu ra và đầu vào của van.
Vít Điều Chỉnh: Dùng để điều chỉnh áp suất đầu ra.
Lò Xo Điều Chỉnh: Lực từ lò xo điều chỉnh tác động lên vít điều chỉnh, truyền tín hiệu đến bộ điều khiển.
Bộ Điều Chỉnh: Nhận tín hiệu áp suất đầu ra, điều chỉnh áp suất tác động lên đĩa van.
Bộ Điều Khiển: Tác động trực tiếp lên lò xo của van chính, giúp điều chỉnh độ mở của van chính, tăng giảm áp suất đầu ra mà không có chênh lệch lớn.
Nguyên lý hoạt động của van giảm áp:
Có thể bạn đã biết, van giảm áp nước là thiết bị hoạt động dựa trên cơ chế áp lực của đường ống và được điều khiển thông qua cụm pilot của van. Lúc này, van sẽ tự động điều chỉnh giảm áp theo giá trị đã được cài đặt trước (hoạt động hoàn toàn bằng cân bằng thủy lực).
Các loại Van giảm áp nước tiêu biểu ở Ecozen
Van giảm áp nước Genebre
|
|
Van giảm áp nước Genebre
|
|
Van giảm áp nước Genebre
|
|
Van giảm áp nước Genebre
|
Xem thêm: Các loại Van giảm áp nước Tại Đây
Ứng dụng van điều áp nước:
- Van giảm áp giúp bảo vệ mạng lưới phân phối chống quá áp
- Bảo vệ đường ống truyền tải, van và các thiết bị trên mạng lưới
- Giảm rò rỉ, giảm bể ống, giảm thất thoát nước
- Điều tiết và phân phối áp lực một cách hợp lý hơn trên toàn mạng lưới.
Cách lắp đặt van giảm áp nước đúng chuẩn
Van giám áp nước về cơ bản sẽ được cài đặt sẵn áp lực đầu ra là khoảng 3bar. Nếu chúng ta muốn thay đổi áp suất đầu ra theo giá trị mình mong muốn; thì ta sẽ thực hiện theo các bước sau:
– Đóng tất cả các loại van vòi lắp đặt sau van giảm áp lực nước
– Chuẩn bị sẵn 1 đồng hồ đo áp lực để gắn lên van điều áp nước
– Tháo nắp A của van giảm áp ra:
+ Để giảm áp thì chúng ta nới lỏng đinh ốc và xoay theo chiều ngược kim đồng hồ.
+ Để tăng áp chúng ta xít chặt đinh ốc và xoay theo chiều thuận của kim đồng hồ.
Lưu ý các sự cố khi sử dụng van giảm áp lực nước
Van giảm áp nước được thiết kế để hoạt động tốt và ổn định trong thời gian dài; tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể xảy ra một số sự cố ngoài ý muốn.
Tắc lỗ pilot: Thông thường, trong thành phần nước thường có lẫn tạp chất, cặn bẩn và nếu các tạp chất này rơi vào lỗ pilot có thể dẫn đến tình trạng mất áp.
Van không đóng kín: Trong quá trình sử dụng có vật thể lạ bị chèn vào đĩa van giảm áp nước. Điều này sẽ khiến cho van không thể đóng kín và không thể giảm được áp cho hệ thống đường ống. Kiểm tra và xử lý các vật lạ chèn vào đĩa van để giúp van đóng kín.
Lò xo cân bằng áp của van bị kẹt: Thực tế, nếu van hoạt động trong thời gian dài; có thể dẫn đến tình trạng lò xo cân bằng áp bị kẹt; và không thể đàn hồi được. Trong trường hợp này nên thay lò xo mới để van có thể hoạt động bình thường trở lại.
Van không duy trì được giá trị cài đặt: Sự cố này đa phần đều do các tạp chất và cặn bẩn trong nước đọng tại những vị trí kín của van dẫn đến rò rỉ khiến van không hoạt động ổn định. Để phòng tránh cũng như xử lý sự cố này nên lắp thêm bộ lọc cho van cũng như thường xuyên vệ sinh cho thiết bị.
Van giảm áp cho hệ thống cấp nước
Hình ảnh thực tế van giảm áp:
Có thể bạn sẽ quan tâm: