Đồng hồ nước là gì? cấu tạo, cách xem, đọc và tính của đồng hồ nước

Rate this post

Đồng hồ nước là gì?

Như chúng ta đã biết, đồng hồ nước là thiết bị đo lưu lượng nước sinh hoạt hay lưu lượng nước thải, rất phổ biến và quan trọng trong các hộ gia đình và công nghiệp. Đây là công cụ cơ bản để đo lường và tính toán tiêu thụ nước, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng nước.

Trên thị trường hiện nay, có một số loại đồng hồ nước phổ biến với nhiều lựa chọn khác nhau. Các loại đồng hồ này được sử dụng để đo lưu lượng nước trong một khoảng thời gian nhất định và được lắp đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, từ các hộ gia đình đến các doanh nghiệp công nghiệp.

Đồng hồ nước thường có các loại đo lường và hiển thị khác nhau, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Dòng đồng hồ đo lưu lượng nước thải, được sử dụng cho các ứng dụng công nghiệp, đo lường và hiển thị lưu lượng nước thải một cách chính xác.

Các sản phẩm đồng hồ nước có xuất xứ từ Malaysia cũng được hỗ trợ trên thị trường, đảm bảo chất lượng và độ chính xác trong việc đo lường nước. Công ty chuyên nghiệp thường lắp đặt các loại đồng hồ nước này để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống cung cấp nước.

Đồng hồ nước không chỉ được sử dụng cho các hộ gia đình mà còn phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và theo dõi lưu lượng nước, đồng thời ảnh hưởng đến chi phí và hiệu suất sử dụng nước.

Cấu tạo đồng hồ nước

Đồng hồ nước thường sẽ có hai loại chính là: đồng hồ đo lưu lượng dạng cơ và đồng hồ đo lưu lượng nước dạng điện từ. Hai loại đồng hồ lưu lượng này có cấu tạo khác biệt nhau. Hãy cùng Ecozen tìm hiểu về hai dạng đồng hồ nước cơ bản này.

1. Đồng hồ nước dạng cơ

Đồng hồ đo nước dạng cơ hoạt động theo cơ chế dòng chảy tạo chuyển động chuyền tới bánh răng trục quay làm đồng hồ nhảy số báo số nước đã sử dụng.

Cấu tạo phần thân của đồng hồ nước

– Chất liệu của phần thân đồng hồ nước:

Phần thân của đồng hồ nước là quan trọng nhất của chiếc đồng hồ. Nó còn đóng vai trò bảo vệ đồng hồ và luân chuyển nước. Vì vậy, đồng hồ thường được chế tạo bằng chất liệu bền và chống ăn mòn tốt như: gang, nhựa, đồng hoặc inox.

Từng chất liệu khác nhau sẽ có mục đích khác nhau như: nhựa nhẹ và dẻo; gang cứng và chống va đập; inox chống ăn mòn và có độ sáng cao. Tùy vào mục đích sử dụng mà mỗi loại đồng hồ nước sẽ được làm từ loại vật liệu khác nhau.

Và khi các chất liệu này kết hợp lại sẽ cho ra một loại đồng hồ nước cấu tạo hoàn chỉnh, bền chắc và sử dụng được cho cả môi trường nóng và lạnh, đo nước sạch hoặc nước thải.

– Cấu trúc phần thân đồng hồ nước:

Bên trong phần thân của đồng hồ nước được thiết kế rỗng và thông lên phía trên được gắn bộ đếm số ngay giữa. Bên ngoài phần thân được sơn phủ lớp Epoxi phù hợp với các điều kiện thời tiết và có thể chống lại được nắng mưa.

– Kích thước phần thân đồng hồ nước:

Đồng hồ đo nước rất đa dạng về kích cỡ, nhưng về cơ bản sẽ có 2 loại kết nối: nối ren (size nhỏ) và nối bích (size lớn).

Video Cấu tạo, đặc điểm và cách xem, cách đọc, cách tính Đồng hồ nước 8 số Apator – Poland

Bộ đếm của đồng hồ nước

– Các bộ phận của bộ đếm đồng hồ nước:

Để tạo nên chiếc đồng hồ nước phần không thể thiểu đó là bộ đếm của đồng hồ nước.

Nó được liên kết từ tất cả các bánh răng với nhau được sắp xếp logic hoạt động quay của bộ phận cánh quạt. Bộ phận này nằm dưới nhận truyền động từ nước, khi nước lưu thông qua đường ống vào thân đồng hồ.

Chuyển đổi từ hoạt động quay của bộ phận cánh quạt sang số khối nước được hiển thị trên bề mặt đồng hồ nước.

– Cấu tạo của cánh quạt đồng hồ nước:

Thông thường bộ phận cánh quạt được chế tạo từ chất liệu nhựa nhẹ dẻo. Bên cạnh đố, để nó có thể hoạt động tốt và bền bỉ thì chất liệu nhựa phải có đặc tính là chịu nhiệt và áp lực hiệu quả.

Ngoài ra bộ phần này còn được bảo vệ bởi một lớp rất chắc chắn để chặn các tạp chất hoặc rác. Nó có chức năng là không cho các rác, cặn bã đi vào bên trong; làm ảnh hưởng tới hoạt động của cánh quạt cũng như quá trình hoạt động của đồng hồ nước.

– Cấu tạo bánh răng bộ đếm đồng hồ nước:

Bộ phận bánh răng được liên kết bằng trục kết nối liên tục, liên kết tới mặt hiển thị số trên bề mặt của đồng hồ nước. Các bánh răng được sắp xếp logic dựa trên chuyển động quay theo bộ quay của cánh quạt.

2. Đồng hồ nước điện từ

Đồng hồ nước điện từ hay đồng hồ nước điện tử là đồng hồ nước sử dụng cơ chế đếm sóng điện từ để nhận biết dòng chảy và hiển thị mặt số dạng điện tử

Cấu tạo của đồng hồ nước điện từ

Đồng hồ nước điện từ cấu tạo chính gồm:

  1. Thân đồng hồ: thường được làm từ chất liệu nhựa chịu nhiệt và chịu ăn mòn. Các đồng hồ dạng này thường được dùng cho hệ thống nước thải và chứa các tạp chất ăn mòn. Phần thân được kết nối dạng mặt bích hoặc nối ren với đường ống.
  2. Phần điện từ: đây là bộ phận đo đếm, nhận thông tin từ trường điện từ và có mặt số hiển thị. Bộ phận này có vai trò là nhận biết lưu lượng chảy qua. Một số dòng đồng hồ nước điện từ ngoài việc hiển thị lưu lượng nước còn có thể tính được tốc độ dòng chảy. Ngoài ra, đồng hồ còn có thể xuất tín hiệu sang các thiết bị khác như tủ điều khiển và máy tính.

Nguyên lý làm việc của đồng hồ nước điện từ

Lưu lượng nước chảy qua đồng hồ sẽ được nhận biết bằng cảm biến điện từ giống như mắt thần. Tín hiện này sẽ truyền về bộ xử lý trung tâm và hiển thị thông số lên màn hình Led LCD.

Ngoài ra, một số dòng đồng hồ nước điện từ còn hiển thị các chỉ số như: lưu lượng tổng, lưu lượng tức thời và cả tốc độ dòng chảy. Các dạng đồng hồ này có khả năng xuất tín hiệu xung để kết nối với các thiết bị điều khiển khác như: tủ điều khiển và máy tính.

Cách lắp đặt đồng hồ nước đúng quy trình

Cách lắp đặt đồng hồ nước nhìn chung khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết; và việc lắp đặt không đúng có thể làm đồng hồ chạy sai. Dưới đây là các bước lắp đặt chính xác và đúng chuẩn bạn nên tham khảo:

Bước 1:

Vệ sinh đường ống để loại bỏ các dị vật trong đường ống có thể làm ảnh hưởng tới quá trình cấp nước qua đồng hồ. Hãy đảm bảo rằng các đường ống được làm sạch không chứa các tạp chất như: cát, đất, bùn… đặc biệt là ở các đường ống mới.

Bước 2: Chọn và cách lắp gắn đồng hồ

– Chú ý cách gắn đồng hồ nước: có nhiều người băn khoăn là đồng hồ nước có lắp đứng được không? Đồng hồ nếu lắp đứng hoặc lắp nghiên đều sai kỹ thuật. Theo đúng kỹ thuật để đảm bảo rằng đồng hồ không chạy sai ta luôn luôn phải lắp chiều nằm ngang, mặt đồng hồ phải hướng lên trên trời.

– Chọn loại đồng hồ có kiểm định

– Chọn đồng hồ nước đúng và phù hợp với kích cỡ đường ống dẫn nước. Hãy kiểm tra đường ống để lắp đặt đồng hồ là ống loại phi bao nhiêu để chọn cho phù hợp. Người mua nên tham khảo bảng quy đổi kích thước đồng hồ để chọn đúng loại dưới đây:

– Khi lắp đặt đồng hồ nước phải đảm bảo rằng đoạn ống trước và sau đồng hồ phải thẳng hàng so với chiều đặt đồng hồ.

Bước 3: Kiểm tra chiều dòng chảy

Khi lắp đặt xong cần kiểm tra xem chiều chảy của lưu chất; nếu đồng hồ quay đúng với mũi tên có trên mặt đồng hồ nước thì là đúng. Trường hợp đồng hồ quay ngược thì là lắp đặt sai.

Cách xem, đọc và tính đồng hồ nước

Cách xem, cách đọc và cách tính đồng hồ nước như thế nào khá quan trọng. Vì trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại đồng hồ nước và mỗi loại lại có cấu tạo hiển thị chỉ số trên mặt đồng hồ khác nhau.

Vì vậy cách xem đồng hồ nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cách tính m³ nước đã sử dụng; và quyết định đến chi phí hàng tháng sử dụng là bao nhiêu. Chính vì vậy có khá nhiều thắc mắc về cách xem, cách đọc và cách tính đồng hồ nước chính xác ra sao.

Thông thường, cách đọc chỉ số của đồng hồ sẽ theo cách hiểu thị số nước của đồng hồ và chia làm 2 loại cơ bản, bao gồm:

Cách đọc chỉ số đồng hồ nước trực tiếp

– Đồng hồ có chỉ số trực tiếp trên mặt đồng hồ: là loại các số trên cùng hàng có 1 màu duy nhất; không có ký hiệu dấu phẩy để ngăn cách và cuối dãy số có ký hiệu là m³. Với loại này cách đọc rất đơn giản là đọc theo số tự nhiên hiển thị trên đồng hồ.

Cách xem chỉ số đồng hồ nước trực tiếp với hình ảnh trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị 0 0 0 0 1 cho thấy kết quả sử dụng nước là 1m3.

– Cách đọc đồng hồ nước loại này còn có 3 kim khác với các ý nghĩa như sau:

  • Kim thứ nhất hiển thị x 0,1: kim này chạy 1 vòng từ 0-10 thì trên hộp số sẽ tăng lên 1 số có nghĩa là đồng hồ nước đã chạy được 1 m³ nước tương đương với 1000 lít nước.
  • Kim thứ hai hiển thị là x0,01: kim này chạy 1 vòng từ 0-10 có nghĩa là đồng hồ nước đã chạy được 100 lít nước.
  • Kim thứ ba hiển thị là x0,001: kim này chạy 1 vòng từ 0-10 có nghĩa là đồng hồ nước đã chạy được 10 lít nước.

Thông thường cách xem đồng hồ nước loại này thường xem kết quả hiển thị ở màn hình số là bao nhiêu là ta có thể tính được số nước sử dụng.

Cách xem đồng hồ nước có chỉ số hiển thị cộng dồn

Chỉ số trên đồng hồ có dãy số hiển thị cộng dồn sẽ có các màu khác nhau và được ngăn cách bởi dấu “;” dấu “,”. Bên cạnh đó loại đồng hồ này có nhiều dạng từ 4 – 8 số với phân biệt các số bằng màu đỏ và màu đen.

Ví dụ: cách xem chỉ số đồng hồ hiển thị cộng dồn như hình dưới đây cho ta thấy kết quả là: 00976,866 m³ có nghĩa là 976m³ 868 lít.

Cách xem đọc đồng hồ nước 8 số có kiểu hiển thị công dồn

Với loại này ở mặt đồng hồ nước có 2 bộ phận là:

– Phần hộp số: số màu đen và màu đỏ. Tùy mỗi loại đồng hồng 4 số, 5 số, 6 số, 7 số hoặc 8 số và cách hiển thị có mấy số đen, mấy số đỏ. Trong đó, ý nghĩa của số đen và số đỏ là:

  • Số màu đen: là tổng số m³ đã sử dụng; cách đọc đồng hồ nước 4 – 8 số và đọc từ trái sang phải là hàng ngàn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
  • Màu đỏ: là số lít nước và đọc từ trái sang phải là hàng trăm và hàng chục.

– Phần kim đồng hồ: là phần ghi chỉ số kim quay 1 vòng được bao nhiêu lít nước

Thông thường cách xem đọc đồng hồ nước loại này là sẽ ghi số m3 (số đen) mà không cần ghi theo số lít (số đỏ) vì khi tính tiền đồng hồ nước sẽ tính dựa vào m3.

Hình ảnh thực tế đồng hồ nước

Chat Zalo
Gọi 0903 608 602