ĐỒNG HỒ ĐO NƯỚC – QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH TẠI VIỆT NAM

5/5 - (1 vote)

Đồng hồ nước là công cụ đo lường chính để người sử dụng nước đo lượng nước tiêu thụ. Kiểm định đồng hồ nước là quá trình kiểm định hoạt động theo quy định của cục đo lường pháp lý quốc gia và các phòng ban tổ chức liên quan. Trong quá trình này, đồng hồ nước được trải qua nhiều thử nghiệm để kiểm tra độ sai số, đảm bảo tính chính xác cần thiết. Vì đồng hồ nước ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, việc kiểm định kỹ lưỡng giúp duy trì minh bạch, tối ưu hóa việc sử dụng nước, giảm thất thoát và tối ưu chi phí.

Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam

Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ĐLVN) là một hệ thống văn bản kỹ thuật như một hệ thống tiêu chuẩn quốc gia tồn tại song song với Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), nhưng phạm vi nội dung trong lĩnh vực đo lường, bao gồm các quy trình kiểm định, quy trình hiệu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và quy trình thử nghiệm phương tiện đo.

  • Cơ sở để tiến hành biên soạn các ĐLVN hiện nay dựa trên:
  • Các khuyến nghị (RD) của Tổ chức Đo lường pháp định quốc tế (OIML), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)
  • Các tài liệu kỹ thuật của một số tổ chức và Viện Đo lường quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Viện Đo lường quốc gia Nhật Bản (NMIJ), Viện Đo lường quốc gia Australia (NMIA), Viện nghiên cứu Chuẩn và Khoa học Hàn Quốc (KRISS), Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ (NIST)
  • Điều kiện thực tế của Việt Nam.

Các quy định và tiêu chuẩn đo lường cho đồng hồ đo nước

  • Luật số 04/2011/QH13 của Quốc hội: Luật Đo Lường
  • Bộ TCVN 8779(ISO 4064) Đo lưu lượng nước trong ống dẫn kín chảy đầy – Đồng hồ đo nước lạnh và nước nóng
  • Quy trình thử nghiệm đồng hồ nước ĐLVN 96 : 2017
  • ĐLVN 17:2017 – Đồng hồ đo nước, quy trình kiểm định.

mũi tên GIẢI PHÁP ĐO LƯỜNG CHO TÒA NHÀ KHU DÂN CƯ –  ĐỒNG HỒ ĐO NƯƠC

Các loại đồng hồ đo nước cần kiểm định.

Theo ĐLVN 17: 2017, Đồng hồ đo nước cần kiểm định bao gồm: đồng hồ nước lạnh cơ khí, đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử, đồng hồ nước nóng và đồng hồ nước chưa qua xử lý (sau đây gọi tắt là đồng hồ): là dụng cụ dùng để đo liên tiếp, ghi nhớ và hiển thị thể tích hoặc khối lượng nước đi qua bộ chuyển đổi đo ở điều kiện đo.

Giải thích thuật ngữ:

  • Đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử là đồng hồ nước có bộ phận chỉ thị và một số hoặc tất cả các bộ phận cảm biến, tính toán, lưu trữ điện tử bao gồm các loại đồng hồ kiểu điện từ, siêu âm, vortex, coriolis…
  • Đồng hồ kết hợp là đồng hồ bao gồm một đồng hồ lớn, một đồng hồ nhỏ và cơ cấu chuyển đổi, tuỳ theo giá trị của lưu lượng qua đồng hồ sẽ tự động chuyển dòng chảy đi qua đồng hồ nhỏ hoặc đồng hồ lớn hoặc đi qua cả hai đồng hồ.
  • Đồng hồ nước lạnh cơ khí là đồng hồ nước có bộ phận chỉ thị hoặc bộ phận tính toán, lưu trữ bằng cơ khí.
  • Đồng hồ đo nước chưa qua xử lý là đồng hồ để đo nước thuỷ lợi, nước tưới, nước giếng chưa qua xử lý.
  • Đồng hồ nước nóng là đồng hồ đo nước có thể làm việc ở nhiệt độ lớn hơn 50 độ C theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Theo quy định Quốc gia, đồng hồ nước phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ chính xác của chúng. Quá trình này bao gồm việc kiểm tra đồng hồ theo các tiêu chuẩn đã thiết lập và hiệu chuẩn nếu cần thiết. Chu kỳ kiểm định của đồng hồ đo nước: 5 năm (60 tháng) đối đồng hồ nước cơ khí và  3 năm (36 tháng) đối với đồng hồ nước có cơ cấu chỉ thị điện tử.

Các điều kiện kiểm định cần biết

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Đồng hồ nước lạnh cơ khí, đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử phải có quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo.
  • Đồng hồ phải được lắp đặt vào hệ thống kiểm định theo đúng tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất. Các gioăng đệm không được lấn vào phần trong của ống dẫn.
  • Đoạn ống thẳng phía trước và phía sau của đồng hồ phải có chiều dài không nhỏ hơn các giá trị quy định trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất và phải có cùng đường kính danh định với đồng hồ.
  • Nước sử dụng để kiểm định đồng hồ phải là nước không lẫn tạp chất và có thể được lấy từ bể chứa trên cao, bơm từ đường ống dẫn hoặc bể nguồn của hệ thống kiểm định.
  • Đồng hồ được kiểm định ở điều kiện nhiệt độ môi trường và nước không quá 40 độ C đối với đồng hồ nước lạnh, nước chưa qua xử lý và không quá nhiệt độ cho phép của nhà sản xuất đối với đồng hồ nước nóng. Nhiệt độ của nước đo trực tiếp tại đầu vào hoặc đầu ra của đoạn đường ống lắp đồng hồ.
  • Trong thời gian tiến hành phép đo áp suất phía sau đồng hồ không nhỏ hơn áp suất khí quyển.
  • Áp suất tối đa của hệ thống không được vượt quá áp suất làm việc lớn nhất của đồng hồ.

Quy trình kiểm định

Chuẩn bị kiểm định: Trước khi tiến hành kiểm định phải vận hành hệ thống kiểm định đảm bảo hệ thống công nghệ không bị rò rỉ chất lỏng kiểm định, nguồn nước ổn định.

Tiến hành kiểm định: gồm 3 bước:

  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra kỹ thuật
  • Kiểm tra đo lường.

Sau khi hoàn tất kiểm định, đồng hồ nước đạt đầy đủ các yêu cầu quy định của quy trình này sẽ được cấp chứng chỉ kiểm định theo quy định. Ngược lại, nếu đồng hồ nước không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình thì không được cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

Các trường hợp cần kiểm định lại đồng hồ nước

Như đã biết, đồng hồ nước được đơn vị đo lường kiểm định chất lượng trước khi cung cấp cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây, cần liên hệ ngay với bộ phận kỹ thuật để thực hiện kiểm định lại, cụ thể là:

Dây chì niêm phong bị đứt: Khi một trong hai dây chì niêm phong ốc của đồng hồ nước bị đứt, đó là dấu hiệu rõ ràng của sự tác động từ bên ngoài, có thể làm thay đổi tính nguyên vẹn của sản phẩm.

Hiện tượng thất thoát nước: Nếu đồng hồ đo nước báo hiệu về sự thất thoát nước hoặc kim quay tiếp tục quay mà không dừng lại, thậm chí khi không có nước cung cấp, đây là dấu hiệu cần kiểm tra kỹ lưỡng các đường ống nước.

Kiểm tra khi có dấu hiệu rò rỉ: Hãy tắt van chung của đồng hồ nước và ngưng sử dụng nước để kiểm tra các vị trí có thể rò rỉ nước như khu vực chữ T hoặc vị trí sau đồng hồ nước. Nếu không tìm thấy nguyên nhân, liên hệ với đơn vị cung cấp nước để kiểm định lại đồng hồ.

Đồng hồ hoạt động không đều hoặc không chính xác: Nếu bạn phát hiện đồng hồ nước hoạt động không đều hoặc không chính xác, báo cáo cho công ty cung cấp nước để họ kiểm tra và hiệu chỉnh lại đồng hồ.

Lợi ích của kiểm định đồng hồ nước

Đảm bảo độ chính xác: Kiểm định giúp xác nhận đồng hồ đo nước hoạt động chính xác, cung cấp kết quả đo đáng tin cậy và tránh sai lệch, đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng và nhà cung cấp.

Tăng cường hiệu quả sử dụng nước: Đồng hồ đo chính xác giúp người dùng theo dõi lượng nước sử dụng một cách hiệu quả, từ đó kiểm soát và có phương án sử dụng tiết kiệm hơn.

Phát hiện sự cố kịp thời: Kiểm định thường xuyên giúp phát hiện các vấn đề kỹ thuật, hao mòn hoặc hư hỏng, tránh tình trạng ghi sai lượng nước tiêu thụ, gây lãng phí hoặc thất thoát.

Tuân thủ quy định pháp lý: Kiểm định đồng hồ đo nước định kỳ đáp ứng các quy chuẩn của cơ quan quản lý, đảm bảo an toàn và độ tin cậy của thiết bị theo quy định hiện hành.

Lưu ý khi mua đồng hồ nước có kiểm định

Các lưu ý quan trọng giúp bạn đảm bảo mua được đồng hồ nước đã qua kiểm định chất lượng:

Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm định

  • Yêu cầu nhà cung cấp cung cấp giấy chứng nhận kiểm định (hợp chuẩn, hợp quy) do cơ quan kiểm định có thẩm quyền cấp.
  • Xác minh thông tin trên giấy chứng nhận, bao gồm: tên nhà sản xuất, mã sản phẩm, số seri, và thời hạn kiểm định.

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín

  • Mua từ các đơn vị phân phối chính hãng hoặc nhà cung cấp đã có kinh nghiệm trong ngành.
  • Tìm hiểu phản hồi từ các khách hàng trước để đảm bảo độ tin cậy của nhà cung cấp.

Kiểm tra tem và dấu kiểm định

  • Đồng hồ nước phải có tem kiểm định và dấu xác nhận từ cơ quan kiểm định hợp pháp (ví dụ: tem kiểm định của Trung tâm Đo lường Việt Nam).
  • Đảm bảo tem không bị rách, mờ hoặc có dấu hiệu giả mạo.

Đảm bảo sản phẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật

  • Xác định rõ nhu cầu sử dụng: loại nước (nước sạch, nước thải), lưu lượng tối đa, áp suất làm việc, kích thước ống kết nối.
  • Chọn đồng hồ đạt chuẩn phù hợp với dự án và tuân thủ các quy định trong lĩnh vực xây dựng, môi trường.

Kiểm tra nguồn gốc sản phẩm

  • Đảm bảo đồng hồ nước có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ CO (Chứng nhận xuất xứ) và CQ (Chứng nhận chất lượng).
  • Tránh mua các sản phẩm không có thương hiệu hoặc không rõ ràng về nguồn gốc.

Yêu cầu dịch vụ hậu mãi

  • Đảm bảo rằng nhà cung cấp hỗ trợ bảo hành, hiệu chuẩn, hoặc kiểm định lại khi cần thiết.
  • Đối với các dự án lớn, ưu tiên các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm tra, lắp đặt và hỗ trợ kỹ thuật tận nơi.

Tham khảo ý kiến chuyên gia

  • Với các dự án lớn, nên tham vấn ý kiến từ chuyên gia hoặc đội ngũ kỹ thuật để chọn loại đồng hồ phù hợp với yêu cầu cụ thể.

Việc chú ý đến những yếu tố trên sẽ giúp doanh nghiệp và dự án lớn đảm bảo mua được đồng hồ nước đã qua kiểm định, đạt chuẩn chất lượng và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.

Mua đồng hồ đo nước chính hãng ở đâu?

Khi lựa chọn đồng hồ nước việc đảm bảo mua được sản phẩm đã qua kiểm định là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả vận hành. Với 16 năm kinh nghiệm, Ecozen tự hào là đối tác chiến lược của các nhà sản xuất thiết bị đo lường hàng đầu như Apator, Finetek, ALIA… Chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại đồng hồ đo nước cơ học, điện từ, siêu âm đạt các tiêu chuẩn Quốc tế OIML. Cam kết hàng chính hãng 100%, nhập khẩu trực tiếp với đầy đủ giấy tờ CO, CQ. Ecozen sở hữu đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng khách hàng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ bảo hành toàn quốc, hỗ trợ kỹ thuật 24/7.

Liên hệ Hotline: 0901 19 06 08 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

Hỗ trợ kỹ thuật / tư vấn báo giá

0901 19 06 08

    Chat Zalo
    Gọi 0901 19 06 08