Van điều khiển bằng khí nén ADCA
Van điều khiển bằng khí nén ADCA
THÔNG SỐ CƠ BẢN
- Model: PWV40I
- Vật liệu: Inox
- Kích thước: DN15 – DN25
- Kết nối: Bích EN 1092-1 PN16/40
- Actuators: PA-205; PA-280; PA-340.
- Actuators Conn: 1/4'' NPT-F
- Áp suất: PN16/ PN40
Van điều khiển bằng khí nén
Van điều khiển bằng khí nén | van dieu khien bang khi nen hay còn gọi là van điều khiển khí nén. Đây là một dạng van được đánh giá cao về thiết kế, hình dạng, chất liệu. Đặc biệt là nguyên lý hoạt động thông minh vượt trội so với các dòng van công nghiệp khác. Van điều khiển khí nén thực hiện quá trình đóng mở ON/OFF (Hoàn toàn). Hoặc điều chỉnh lưu lượng chất lỏng, chất khí tốt hơn. Tiết kiệm thời gian và mang lại sự tiện lợi cho người dùng.
Van điều khiển bằng khí nén có kết cấu dạng van bi, van 2 chiều, van chữ Y hoặc dạng van cánh bướm, chính vì vậy van có thể lắp đặt, sử dụng được cho nhiều hệ thống, dây truyền cũng như hệ thống cấp thoát nước, xả thải, khí nén…
Cấu tạo của van điều khiển bằng khí nén
Chúng ta có thể thấy rằng van dieu khien bang khi nen gồm có 2 phần chính:
Phần van cơ thông thường:
- Phần này là phần mà sẽ kết nối trực tiếp trên đường ống và sẽ là phần trực tiếp tạo ra trạng thái đóng hoặc mở của van. Van cơ này thường được sử dụng nhiều nhất là van bướm, van bi, một số trường hợp cá biệt là van cửa, van cầu...
Phần điều khiển khí nén - xy lanh:
- Đây chính là phần quan trọng nhất trong bộ van điều khiển bằng khí nén. Phần này được điều khiển bởi áp lực khí nén gây ra. Có thể hiểu phần điều khiển khí nén này chính là 1 chiếc xy lanh ( đơn hoặc đôi).
Nguyên lý hoạt động của van điều khiển khí nén
Hệ thống khí nén cấp khí nén cho đường ống. Một van điện từ khí nén sẽ làm công tác cấp và ngưng cấp khí nén. Khi khí nén được cấp đến đầu điều khiển, do thiết kế đầu điều khiển này sẽ làm trục chính giữa quay một góc đúng hành trình 90 độ.
Khi hết chu kỳ nó sẽ ngừng lại, trục chính giữa này sẽ kết nối với trục chính của van bướm. Hoặc van bi và làm cho cánh bướm hoặc bi sẽ quay 1 góc 90 độ. Như vậy sẽ làm cho van chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái mở hoặc ngược lại từ trạng thái mở sang trạng thái đóng.
Ưu điểm của van dieu khien bang khi nen
Do không khí có khả năng chịu nén (đàn hồi) nên có thể nén. Và trích chứa trong bình chứa với áp suất cao thuận lợi, xem như một kho chứa năng lượng.
Trong thực tế vận hành, người ta thường xây dựng trạm nguồn khí nén. Dùng chung cho nhiều mục đích khác nhau như công việc làm sạch, truyền động trong các loại van, máy móc…
Có khả năng truyền tải đi xa bằng hệt hống đường ống với tổn thất nhỏ.
Khí nén sau khi sinh công cơ học đóng mở van có thể thải ra ngoài mà không gây tổn hại cho môi trường.
Tốc độ truyền động cao, linh hoạt.
Dễ điều khiển với độ tin cậy và chính xác.
Có giải pháp và thiết bị phòng ngừa quá tải, quá áp suất hiệu quả, an toàn cho hệ thống đường ống.